Danh mục: Việc làm TPHCM

Xác định có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới?

Không dưới một lần chúng ta rơi vào cảm giác muốn nghỉ việc ngay cả khi bản thân chưa tìm được một công việc mới phù hợp. Thế nhưng liệu quyết định này là đúng hay sai? Liệu chúng ta có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới? Cùng tìm lời giải đáp với bài viết dưới đây.

Những vấn đề bạn sẽ phải đối mặt khi nghỉ việc mà chưa tìm được việc mới

Trước khi giúp bạn đưa ra quyết định có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới, chúng tôi muốn bạn nắm rõ những vấn đề mà bạn cần đối mặt trong trường hợp này. Khi bạn quyết định nghỉ việc mà chưa tìm được việc mới, một số vấn đề có thể xảy ra như:

Khi chưa tìm được việc mới đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở thành người thất nghiệp trong quãng thời gian này. Và như vậy, cuộc sống sinh hoạt của bạn sẽ bị đảo lộn, thậm chí là khó khăn vì không có thu nhập. Tất nhiên, nếu bạn có sẵn tài khoản tiết kiệm để sử dụng thì thất nghiệp trong khoảng từ 1 – 3 tháng không là vấn đề.

Cơ hội tìm được công việc mới sẽ khó khăn hơn, đặc biệt khi khoảng thời gian thất nghiệp của bạn càng kéo dài. Bởi vì khi được lựa chọn giữa người đang đi làm và thất nghiệp, các nhà tuyển dụng thường có xu hướng tin tưởng vào những người đang đi làm hơn.

Nếu bạn quyết định nghỉ việc vì những vấn đề cá nhân như xung đột với đồng nghiệp, mâu thuẫn với cấp trên, thì khi bạn bình tĩnh lại, có thể cơ hội được làm việc tại công ty cũ là rất khó, một khi bạn đã quyết định nghỉ việc. Và không có một điều gì đảm bảo rằng những vấn đề đó không xuất hiện trở lại với công việc mới của bạn.

Vậy tại sao vẫn có nhiều người quyết định nghỉ việc khi chưa tìm được việc mới?

Khi bạn đã đọc những điều có thể gặp phải khi nghỉ việc mà chưa có việc mới, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao vẫn có nhiều người quyết định như vậy? Câu trả lời chính là: Tất cả đều có lý do của nó. Một khi bạn quyết định nghỉ việc, bạn sẽ được:

Giải thoát khỏi những áp lực, những mệt mỏi mà công việc đã dồn lên con người, tâm trí của bạn suốt thời gian qua. Có thể vì những khắt khe của cấp trên, vì áp lực công việc hay thậm chí vì công việc này vượt quá khả năng chịu đựng của bạn. Và khi nghỉ việc, bạn sẽ có cơ hội tìm được một công việc mới vừa sức hơn, thoải mái hơn.

Khi đã nghỉ việc, bạn có nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm, phỏng vấn những công việc mà bạn yêu thích. Điều mà không thể có được nếu bạn vẫn phải đi làm hàng ngày.

Ngoài ra, nghỉ việc bạn sẽ có thời gian để nạp lại năng lượng cho bản thân bằng cách đi du lịch, học thêm các khóa học mới về thứ mà bạn yêu thích như nấu ăn, làm bánh, cắm hoa,…

Cuối cùng, quyết định như thế nào mới đúng?

Vậy có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới? Câu trả lời là không. Bởi vì:

Khi chưa nghỉ việc, bạn vẫn có một công việc ổn định để duy trì thu nhập trong quãng thời gian bạn tìm một công việc mới. Như vậy, bạn sẽ không trải qua thời kỳ thất nghiệp khó khăn.

Và trong khi bạn vẫn đi làm, cơ hội được nhận việc cũng cao hơn. Bởi vì như trên chúng tôi cũng đã đề cập, nhà tuyển dụng thường tin tưởng hơn vào những người vẫn đang đi làm.

Cuối cùng, bạn tìm việc mới trong khi vẫn duy trì công việc cũ, điều này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để so sánh, tìm hiểu xem liệu công việc mới có tốt hơn công việc cũ hay không trước khi ra quyết định. Điều này giúp bạn không phải hối hận vì những quyết định sai lầm của mình.

Những sai lầm thường mắc phải khi quyết định nghỉ việc

  1. Nghỉ việc khi không có kế hoạch cụ thể cho tương lai

Phần lớn chúng ta quyết định nghỉ việc trong một phút bốc đồng của bản thân mà không có một kế hoạch cụ thể cho tương lai. Bạn phải biết rằng, tìm kiếm việc làm hiện nay là rất khó khăn vì nguồn lao động trên thị trường rất dồi dào. Và nếu không có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ rơi vào tình trạnh thất nghiệp, cạn kiệt nguồn tài chính để chu cấp chi phí sinh hoạt cá nhân. Vậy nên, có kế hoạch cụ thể về hướng tìm kiếm việc làm, tài chính, chi phí sinh hoạt,… trước khi nghỉ việc sẽ giúp bạn chủ động hơn trong tương lai.

  • Nghỉ việc vì chán ghét công việc hiện tại

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán ghét công việc hiện tại, như sếp khó khăn, đồng nghiệp không hòa đồng, áp lực công việc lớn,… Tuy nhiên, khi bạn quyết định nghỉ việc, bạn có chắc chắn rằng công việc mới sẽ không lặp lại những vấn đề tương tự? Hãy suy nghĩ, tìm ra nguyên nhân và cố gắng khắc phục những nguyên nhân đó trước khi nghĩ đến nghỉ việc.

  • Chuyển việc vì muốn lương cao hơn

Một sự thật bạn cần biết, rằng lương cao đồng nghĩa với khối lượng công việc cao, áp lực công việc lớn. Và nếu bạn lựa chọn công việc mức lương cao hơn, hãy chắc chắn rằng bản thân có đủ sức khỏe, năng lực để đáp ứng những yêu cầu đó.

  • Thay đổi công việc vì tác động của ngoại cảnh

Nhiều người lựa chọn chuyển sang công việc mới vì những yêu cầu, lời khuyên từ gia đình, bạn bè mà không suy nghĩ xem mình có thực sự yêu thích công việc này hay không. Bởi vì một khi bạn làm một công việc không đúng chuyên môn, sở thích, nó sẽ đè lên bạn những áp lực vô hình khiến bạn mệt mỏi hơn.

  • Chuyển việc vì chạy theo sự thành công của người khác

Bạn thấy người bạn của mình thành công với công việc đó và bạn muốn mình cũng được như vậy. Tuy nhiên, mỗi người sẽ đều có một hướng đi riêng, cột mốc riêng của mình. Chạy theo thành công của họ không những giúp bạn thành công theo mà có thể gặp phải những thất bại đáng tiếc.

Những điều nên làm trước khi nghỉ việc

Khi bạn quyết định nghỉ việc, bạn nên làm những điều sau để đem đến cái nhìn thiện cảm trong mắt sếp, đồng nghiệp cũng như không ảnh hưởng về sau. Cụ thể:

Lên kế hoạch nghỉ việc và thực hiện chuyển giao công việc rõ ràng, cụ thể. Hãy thông báo quyết định nghỉ việc trước ít nhất 15 ngày. Sau đó, tranh thủ thời gian còn lại sắp xếp và bàn giao công việc một cách chi tiết, cụ thể. Đảm bảo người tiếp nhận vị trí của bạn có thể dễ dàng bắp kịp tiến độ công việc.

Lưu trữ tài liệu, thông tin. Ngoại trừ những tài liệu, thông tin mật của công ty, thì những tài liệu, thông tin trong quá trình làm việc bạn thu thập được sẽ đều có ích trong thời gian tới.

Gặp mặt với cấp trên để có thể nói lời tạm biệt cũng như chia sẻ những cảm nghĩ, đánh giá và góp ý của bản thân mình với công việc, với cấp trên và đồng nghiệp của bạn.

Giữ gìn các mối quan hệ trong công ty cũng là điều mà bạn nên làm. Bởi vì có thể công việc sắp tới, bạn cần đến các mối quan hệ này đấy nhé.

Trên đây là những phân tích, gợi ý của chúng tôi. Thế nhưng, quyết định như thế nào vẫn nằm ở bạn. Hãy suy nghĩ thật kỹ xem bản thân phù hợp với vấn đề nào để từ đó đưa ra được quyết định chính xác nhất. Tránh những hối hận về sau. Chúc bạn luôn thành công với quyết định của mình.

Cách giới thiệu bản thân ấn tượng trước nhà tuyển dụng

Chắc hẳn bạn đã biết một lời giới thiệu bản thân ấn tượng là cách giúp bạn ghi dấu ấn đậm nét trong mắt mọi người, đặc biệt là trong quá trình phỏng vấn. Vậy bạn đã biết cách giới thiệu bản thân ấn tượng trước mọi người? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những bí quyết đó.

Tại sao nên giới thiệu bản thân thật ấn tượng?

Giới thiệu bản thân là việc mà bạn thường phải thực hiện khi đi phỏng vấn, bắt đầu công việc mới hay gặp gỡ với đối tác mới. Và nếu như bạn nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là bước cung cấp các thông tin về bản thân mình để mọi người được biết thì bạn đã sai. Mặc dù mục đích của việc giới thiệu bản thân là để mọi người biết bạn là ai. Thế nhưng, với một bài giới thiệu bản thân được chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp với mọi người. Và đấy chính là bước đệm lớn giúp bạn nhận được việc làm, được mọi người hay đối tác tín nhiệm, giúp đỡ về sau.

Đặc biệt là với buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng chỉ mới biết bạn thông qua CV, hồ sơ mà bạn gửi, chính cách bạn thể hiện lúc này là điều giúp nhà tuyển dụng quyết định xem có nên lựa chọn bạn hay không. Cũng như khi bạn giới thiệu bản thân ấn tượng, những sai sót nhỏ về sau trong cách thể hiện của bạn cũng được họ dễ dàng cho qua hơn.

Cho nên, bạn cần chuẩn bị cho mình một bài giới thiệu bản thân thật ấn tượng trước khi đến phỏng vấn nhé.

Cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn

  1. Nội dung của một bài giới thiệu bản thân ấn tượng cần có

Chắc hẳn bạn đã biết, giới thiệu bản thân nhằm giúp nhà tuyển dụng biết được bạn là ai, bạn có những đặc điểm đáng chú ý nào. Cho nên, nội dung không thể thiếu đầu tiên chính là tên tuổi, chuyên ngành, chuyên môn của bạn hoặc bạn đã tốt nghiệp trường nào (dành cho những bạn vừa mới ra trường), những thông tin, đặc điểm đáng chú ý khác như kinh nghiệm làm việc, các hoạt động đã thực hiện, tham gia, nếu bạn là sinh viên và chưa có kinh nghiệm làm việc, vậy thì các hoạt động tập thể, câu lạc bộ trong quãng thời gian sinh viên cũng là thứ có thể giúp bạn để lại ấn tượng tốt. Tuy nhiên, bạn cần chắt lọc những nội dung có liên quan nhất với công việc của bạn.

Một chút giới thiệu sơ lược về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng là điều bạn nên thực hiện. Thế nhưng, bạn nên tập trung hơn cả về điểm mạnh, sở trường của mình, đặc biệt có liên quan đến công việc càng tốt. Nếu cảm thấy mình đang tự giới thiệu quá dài dòng thì hãy bỏ qua phần điểm yếu của mình nhé, nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng nhăn nhó.

Cuối cùng, hãy nói qua một chút về mong muốn của bản thân trong công việc. Hãy thật khéo léo để không khiến mọi người cảm thấy bạn đang quá đề cao khả năng của mình.

Đừng quên lời chào mở đầu và kết thúc cho bài giới thiệu của mình để nhà tuyển dụng được biết rằng bạn đang muốn kết thúc phần tự giới thiệu ở đây. Một lời cảm ơn vì tạo điều kiện cho buổi phỏng vấn cũng như đã chú ý lắng nghe cũng là điều cần thiết lúc này.

  • Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Có khá nhiều cách để bạn lên được một bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh như tra google, tham khảo các bài mẫu,… Những nội dung trong bài giới thiệu bằng tiếng Anh cũng tương tự như cách giới thiệu thông thường, gồm: Thông tin cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu và mong muốn trong công việc, lời chào, lời cảm ơn.

Thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình giới thiệu bản thân

Ấn tượng được tạo ra không những chỉ xuất phát từ những lời bạn nói mà còn thông qua hành động, cử chỉ của bạn. Một khi ngôn ngữ cơ thể hòa đồng với lời nói sẽ giúp bạn toát ra được một phong thái chuyên nghiệp, đó chính là cách giới thiệu bản thân ấn tượng trước nhà tuyển dụng.

Những lưu ý để có một bài giới thiệu bản thân tốt nhất

Sự chuẩn bị là điều cần thiết để giúp bạn có được một bài giới thiệu ấn tượng. Và việc đầu tiên bạn cần làm chính là tìm hiểu thật kỹ thông tin về công ty cũng như vị trí công việc bạn ứng tuyển. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ đánh giá cao ứng viên có sự hiểu biết nhất định về công ty của mình. Tìm hiểu thông tin cũng là cách giúp bạn đánh giá xem bản thân có thực sự phù hợp với công việc này hay không.

Bài giới thiệu ấn tượng chính là bài có thể phác họa một cách tổng thể về con người bạn. Thông qua đó, bạn hãy kể câu chuyện bản thân với nhà tuyển dụng với những thông tin bạn muốn cung cấp. Hãy tổng hợp các câu hỏi phổ biến và trả lời câu hỏi đó, bạn sẽ biết mình nên thêm, bớt những thông tin nào cho phù hợp.

Chú ý nhấn vào điểm mạnh của bản thân. Nhưng không phải với những câu nói chung chung, vô nghĩa như tôi có kỹ năng giao tiếp tốt. Mà hãy gắn kỹ năng đó với kinh nghiệm làm việc của bạn. Nó sẽ thuyết phục hơn rất nhiều.

Cuối cùng, đừng cố gắng giới thiệu một cách dài dòng, lan man. Ngắn gọn và súc tích sẽ giúp nhà tuyển dụng tập trung vào điều bạn nói cũng như không gây nên cảm giác nhàm chán cho người nghe. Khi được đặt câu hỏi cũng vậy, tập trung vào vấn đề và trả lời nó không quá 3 ý.

Sau khi đã tham khảo bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được rằng, không quá khó để biết được cách giới thiệu bản thân ấn tượng trước nhà tuyển dụng. Khi đã để lại một ấn tượng sâu sắc, bạn vẫn sẽ có cơ hội rất lớn được nhận công việc này khi mà bản thân không có quá nhiều kinh nghiệm làm việc liên quan.

Bài viết mới

Chuyên mục

GiottoPress by Enrique Chavez